Sáng 9/12,
các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ nước và Môi trường (Liên hiệp Hội
Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) tiếp tục cùng với cơ quan chức năng tiến
hành khảo sát, xác định các điểm "nghi vấn " có thi thể chị Lê Thị Thanh
Huyền tại khu vực chân cầu Thanh Trì (Hà Nội).
Theo
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng, trong sáng nay đoàn đã tiến hành khảo sát bằng máy
bức xạ địa từ thứ cấp để xác định lại các địa điểm tìm được trước đó
tại khu vực bờ bắc của cầu Thanh Trì. Tiến sỹ Bằng cho biết: "Trong
sáng nay, chúng tôi đã xác định tại phía Bắc cầu khu vực xã Đông Dư,
huyên Gia Lâm, cách chân cầu khoảng 300m trở xuống một điểm có dấu hiệu
và khoảng 700m cũng có một điểm nghi vấn. Chúng tôi đã đánh dấu các điểm
này để tổng hợp báo lại cho cơ quan chức năng và gia đình có hướng để
tìm kiếm".
Cũng
theo ông Bằng, những ngày qua, đoàn đã tiến hành khảo sát trên dọc đoạn
sông Hồng từ cầu Long Biên xuôi xuống hạ lưu khoảng 25km. Chia sẻ với
phóng viên, Tiến sỹ Bằng cho hay: "Chúng tôi đã tiến hành khảo sát
theo dọc từ cầu Long Biên xuôi xuống 25km và đã xác định được khoảng 50
điểm có nghi vấn. Chúng tôi đã phải lên bản đồ, định vị tất cả các phía
sau đó phân tích xem vị trí đó là của nạn nhân Huyền hay của người khác.
Sau buổi khảo sát hôm nay (9/12_PV), chúng tôi sẽ về xử lý số liệu cùng
với tài liệu dưới sông thì mới cho kết luận chính xác được. Đến giờ
phút này, nhiều khả năng có thể khẳng định rằng bác sĩ Tường không vứt
xác chị Huyền trên bờ”.
|
Tiến sỹ Bằng đang dùng máy đo song bức xạ địa từ
|
Theo Tiến sỹ Bằng việc tìm kiếm trong những ngày qua gặp nhiều khó khăn, do đây là môi trường nước và sông Hồng quá rộng lớn: "Việc
tìm kiếm đã gặp rất nhiều khó khăn do tìm ở môi trường nước và dòng
sông quá rộng nên không chỉ có thi thể của chị Huyền mà còn rất nhiều
xác trôi dạt từ trước hoặc sau. Trong ngày thứ hai, chúng tôi tìm kiếm
dọc trên sông Hồng đoạn từ cầu Thanh Trì xuôi xuống Bát Tràng (Gia Lâm,
Hà Nội) thì xác định được 40 vị trí có dấu vết thi thể nhưng sau đó định
vị lại thì xác định được 5 điểm khả nghi. Sau đó chúng tôi
thấy điểm có 2 điểm, một điểm cách cầu Thanh Trì 700 mét và một điểm thứ
gần đoạn Bát Tràng là có nhiều dấu hiệu khả nghi nên tổ chức cho thợ
lặn tìm kiếm nhiều lần nhưng không đạt kết quả".
Để tiếp tục công việc trong thời gian
tới, Tiến sỹ Bằng khẳng định sẽ tiếp tục dùng phương pháp đo bức xạ địa
tầng. Theo ông sau buổi khảo sát ngày 9/12 mọi thông số sẽ được đánh giá
lại, sau đó sẽ đề ra phương án để việc tìm kiếm khả thi nhất. Trước
những câu hỏi về tính khả thi cũng như độ chính xác của chiếc máy đo
bức xạ địa từ, Tiến sỹ Bằng khẳng định đây là chiếc máy do chính ông chế
tạo đồng thời chiếc máy này đã được dùng để tìm kiếm thi thể người bị
vùi lấp trong các thảm họa sạt lở núi, chết đuối và cả tìm mộ liệt sỹ…
Được biết, khi bắt đầu phương pháp mới
này, phía các nhà khoa học đã có yêu cầu phối hợp gửi đến các cơ quan
chức năng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc dùng máy đo bức xạ địa
từ để tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn chưa đem lại kết quả. Một số địa
điểm “nghi vấn” do máy chỉ ra cũng đã được tìm kiếm nhưng không thấy thi
thể nạn nhân.
Comments[ 0 ]
Post a Comment