Thiền sư Pháp Hạnh cho
rằng, tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ
hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, cho
là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển … Nhưng
thực tế ngũ hành tương khắc cũng tốt, thậm chí còn tốt hơn ngũ hành
tương sinh.
“Vì ngũ hành tương khắc là khắc chế nhau, giữ cho mọi
thứ ở thế quân bình, không quá vượng. Nếu mình có thói hư tật xấu mà
không có ai khắc chế, ngăn cản lại thì mình sẽ đi đến đâu. Nếu chồng có
thói quen ăn trộm mà vợ còn ủng hộ, khen ngợi, thì người chồng sẽ phạm
tội nhiều đến chừng nào? – Vị thiền sư dí dỏm.
Như vậy, thuận hay khắc đều tốt cả. Quan trọng là khi
kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà cần xem hai điều.
Đó là hai người đã sẵn sàng cho việc lập gia đình, cho việc có vợ, có
chồng, và có con hay chưa? Hai người có đủ khả năng bao dung, chấp nhận
điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa?
Cũng theo Thiền sư Pháp Hạnh, tương tự, tuyệt mệnh
thì… cũng không sao. Nếu hai vợ chồng mà ý thức mình không sống lâu cùng
nhau được thì mỗi giây phút đều cố gắng sống tốt, yêu thương nhau còn
hạnh phúc hơn các cặp vợ chồng khác không biết quý trọng cuộc sống bên
nhau khiến cho cả cuộc đời lúc nào cũng căng thẳng. Tuyệt mệnh như thế
là đoạn tuyệt tham, đoạn tuyệt sân, đoạn tuyệt si.
Theo các thiền sư, thực tế các quan điểm về xem tuổi
xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng đều không quá quan trọng.
Quan trọng là tâm con người.
Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi
người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm
theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).
Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như
tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ
thôi (bởi vì đối với mình thì ngày giờ nào cũng thế). Đó là tôn trọng
tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.
Comments[ 0 ]
Post a Comment